Di tích lịch sử Đình Liễu Tràng đã được nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia theo Quyết Định số 97/QĐ-BVHTT ngày 21 tháng 1 năm 1992. Theo hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích đình Liễu Tràng có diện tích 1100m2. Nằm trong quần thể di tich thờ Lương Như Hộc- Ông tổ nghề khắc ván in có công xây dựng làng nghề, cống hiến cho sự nghiệp văn hóa- khoa học và giáo dục từ thế kỷ 15.
Dích lịch sử Đình Liễu Tràng
Đình Liễu Tràng nguyên được xây dựng từ thời Lê, xung quanh xây tường bao, có cột đồng trụ,nhiều cây cổ thụ, phong cảnh nên thơ. Đến năm 1917 đình được trùng tu theo kiến trúc thời Nguyễn. Sau đó nhiều hạng mục công trình đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp. Hiện nay, sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc còn lại,đình kết cấu theo kiểu chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung, tất cả có 7 gian. Tòa tiền tế 5 gian kiểu lòng thuyền tứ trụ, đấu sen, bức cốn và xà đinh chạm kênh bong Long cuốn thủy, Long mã và hoa văn hình sóng nước. Đặc biệt tại gian trung tâm còn tấm cửa võng sơn son thếp vàng, chạm lộng tứ quý, phong cách nghệ thuật thời Nguyễn biểu hiện rõ nét trong các hình họa hoa lá đua chen với hình rồng tạo bức tranh độc đáo ưa nhìn.
Dích lịch sử Đình Liễu Tràng
Tòa đệ nhị và hậu cung kiến trúc kiểu chồng rường đấu sen, nối giữa Đệ nhị và hậu cung có hàng chấn song thoáng mát. Trong đình còn lưu giữ nhiều cổ vật, đồ tế tự có giá trị. Đặc biệt ở đây còn giữ được 14 đạo sắc phong của các triều đình từ triều Lê đến triều Nguyễn và bộ quạt thờ bằng ngà gồm 2 chiếc. Quạt làm kiểu quạt giấy Đào Xá, mỗi quạt có 20 nan, nan dài 1m phần đầu bằng ngà trắng nhẵn bóng, chỗ rộng nhất 1 nan bằng 3cm, chỗ hẹp nhất 1cm. Mặt quạt trang trí lưỡng Long cuốn thủy. Hàng năm, khôi phục lại truyền thống mở hội vào trung tuần tháng 9 âm lịch. Ngày 13 Liễu Tràng cúng cơm, ngày 14 Hồng Lục làm giỗ, ngày 15 Khuê Liễu đốt vàng để kỷ niệm ngày mất của Thành Hoàng Lương Như Hộc.
Lương Như Hộc tên tự là Tường Phủ, sinh năm Canh Tý (1420 ), người Hồng Lục, Liễu Tràng đỗ Thám hoa năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442). Hai lần đi sứ nhà Minh: lần thứ nhất năm 1443, lần thứ hai năm 1459, làm quan trải hai triều Lê Thánh Tông và Lê Nhân Tông, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: An Phủ Xứ, Hàn Lâm học sĩ, Lễ Bộ Tả thị lang, Trung thư lệnh kiêm Thư giám học sĩ, Đô ngự sử....
Dích lịch sử Đình Liễu Tràng
Là người có học vấn uyên bác, quan tâm đến nền giáo dục và nâng cao trình độ văn hóa cho dân tộc. Trong 2 lần đi sứ nhà Minh, ông không những hoàn thành sứ mệnh được giao mà còn để tâm học tập nghề khắc in mộc bản truyền dạy thành công nghề cho dân làng tại địa phương. Nghề khắc ván in mà Lương Như Hộc dầy công xây dựng đã nổi tiếng trong cả nước. Ở thời Lê, thợ Hồng Lục, Liễu Tràng đã khắc ván in bộ Đại Việt Sử ký toàn thư,bộ lịch sử quan trọng bậc nhất của dân tộc vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Lương Như Hộc đã làm cho nghề khắc ván in từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 ở Liễu Tràng thành làng khắc ván in duy nhất, trung tâm in sách của cả nước.Họ đã khắc hàng nghìn bộ sách và đã để lại kho tàng mộc bản có giá trị tồn tại đến nay.

 
ENGLISH SUBTITLES:
This relic was classified a National level cultural site following Decision No.97/QĐ-BVHTT made in the 21st January 1992.
Lieu Trang Temple was built to worship Luong Nhu Hoc, who worked as a government official under King Le Thanh Tong and Le Nhan Tong, holding many important positions within the government. Hewas also the father of plank carving and founded nationally-known craft villages. Luong Nhu Hoc made the Lieu Trang village the only plank carving village and the only publisher of the country between the 15th and 19th century. The village had printed thousands of books and left behind a library of plank-carved literature that still holds value to this day
Dích lịch sử Đình Liễu Tràng
The temple was built under the Le dynasty and has undergone multiple restoration efforts ever since its construction. Its two buildings are situated in a perpendicular fashion, a type of architecture known as Dinh architecture. Notably, the central chamber retains the red-painted, gold-gilded wooden doors with the four-plant patterns carved into it. The Nguyen-era art style is clearly shown by the beautifully-carved flora and dragon patterns. The temple also holds multiple valuable artefacts. The most notable of which includes the 14 royal decrees issued to it by dynasties from Le to Nguyen, as well as the two Dao Xa-made ceremonial fans made from ivory and paper.
Dích lịch sử Đình Liễu Tràng
Every year the temple holds a festival in the ninth month of the lunar calendar to mourn the death of Luong Nhu Hoc. On the 13th day, a feast is offered, while the ceremony is held on the 14th. And on the 15th day, votive is burned to mark the end of the festival.
Nguồn: Đoàn TNCS HCM Thành phố Hải Dương
Zalo
0888.388.777